Rượu Sochu bản chất là rượu gạo, được kết hợp thêm với một số thành phần khác và các hương vị trái cây khác nhau với nồng độ cồn thấp, phù hợp cho mọi đối tượng. Hiện nay, Sochu cũng được bày bán rộng rãi tại các quán ăn Hàn Quốc, đặc biệt là tại các quán ăn chuyên về đồ nướng, các món lẩu,… Hãy cùng tìm hiểu xem Sochu có gì đặc biệt và pha Sochu như thế nào đúng cách?
Quá trình phát triển của rượu Sochu
Ai trong chúng ta cũng biết rằng Sochu là loại rượu có nguồn gốc từ đất nước Hàn Quốc xinh đẹp, tuy nhiên, người Hàn Quốc lại không phải là người đầu tiên tiến hành chưng cất loại rượu này. Vào khoảng năm 1300 sau Công Nguyên, khi xứ sở kim chi bị chiếm đóng bởi người Mông Cổ. Họ đã dùng kỹ thuật chưng cất rượu arak, áp dụng vào rượu Sochu, cho ra đời loại rượu mới với tên gọi là ajak-ju.
Sau khi đã áp dụng thành công kỹ thuật chưng cất rượu chiếm được của người Ba Tư, những người Mông Cổ này bắt đầu cho xây dựng xưởng rượu với quy mô toàn quốc. Mãi cho đến năm 1965 trở về sau, rượu Sochu bị chính phủ Hàn Quốc buộc phải thay đổi nguyên liệu chế biến sang phương pháp pha loãng thay vì sử dụng gạo như trước đây vì một vài tình hình chung của quốc gia lúc bấy giờ.
Mãi cho đến năm 1991, khi mọi thứ đã dần trở lại bình thường, rượu lại một lần nữa được quay lại chưng cất từ gạo và từ thời điểm đó cho đến tận ngày hôm nay, nó vẫn luôn là loại rượu mang đậm chất truyền thống của xứ sở kim chi. Đặc biệt hơn, không chỉ là ở trong nước mà cái tên “Sochu” ngày càng vươn tầm ra khắp các siêu thị bán lẻ lớn – nhỏ trên toàn cầu, được ví như “loại rượu quốc dân”
Chi tiết các thành phần có trong rượu Sochu
Một chai rượu Sochu chuẩn truyền thống sẽ có nguyên liệu chính là gạo. Bên cạnh đó còn có sự kết hợp của một vài nguyên liệu khác như lúa mạch, lúa mì, khoai lang, hoặc bột sắn. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết các loại Sochu được bày bán trên thị trường đều được thay thế bằng các loại tinh bộ khác, trong đó có cả khoai tây.
Đặc biệt hơn hết, nhằm đem đến cho người sử dụng đa dạng các sự lựa chọn, nhà sản xuất đã quyết định đưa thêm các loại trái cây vào nguyên liệu sản xuất chính, cho ra đời các loại rượu mang hương vị của 5 – 6 loại trái cây đặc trưng. Một số loại Sochu trái cây phổ biến đang bán chạy nhất trên thị trường hiện nay: đào, táo, bưởi, mơ, dâu, việt quất,…
Phân biệt các loại rượu Sochu
Sochu không chỉ được phân biệt qua hương vị của rượu, nguyên liệu tạo nên rượu mà còn được chia thành nhiều loại. Các loại rượu Sochu được phân biệt qua nồng độ cồn và mùi vị đặc trưng của mỗi loại:
- Jinro Soju Chamisul: Dòng rượu Sochu có nồng độ cồn thấp nhất trong tất cả các loại Sochu hiện nay, với 13% nồng độ cồn. Người uống sẽ cảm nhận được một chút đắng ngay đầu lưỡi khi vừa uống shot đầu tiên, nhưng đến shot thứ hai, thứ ba, vị cay nồng sẽ dần thấm sâu vào cuống họng người sử dụng.
- Sochu Yipsejoo: Vì được lên men bằng phương pháp cổ truyền nên loại rượu này có nồng độ cồn cao hơn hẳn 2 loại rượu còn lại, thích hợp cho những người đã quen với thức uống có cồn. Dòng rượu này sẽ cho bạn chìm đắm trong mùi hương nhẹ nhàng vốn có của gạo, kích thích vị giác người dùng.
- Soju C1 Blue: Tại Hàn Quốc, C1 Blue là dòng rượu Sochu bán chạy nhất, được sử dụng nhiều trong các buổi tiệc ngoài trời của người Hàn. Dòng rượu này có nồng độ cồn vừa phải (ở mức 14%) cùng hương vị cay nhẹ, không quá gắt, rất thích hợp để dùng kèm thịt nướng.
- Các dòng rượu Sochu trái cây: Sochu trái cây là loại rượu phù hợp với vị giác cũng như nhu cầu của người Việt nhất, được nhiều bạn trẻ Việt săn lùng bởi nồng độ cồn vừa phải, đậm mùi thơm của trái cây nhưng vẫn có chút phảng phất vị cay như các loại soju nguyên chất.
Hai công thức pha rượu Sochu ngon chuẩn vị
Giới trẻ ngày nay đang rộ lên trào lưu pha chế thức uống từ Sochu nguyên chất. Cụ thể, những người trẻ này sẽ sử dụng các nguyên liệu như cam, táo, các dòng sữa lên men, kem que, dưa lưới,… pha kèm với rượu Sochu sau đó tiến hành pha theo tỷ lệ 1:1 để cho ra thành phẩm cuối cùng.
Thử rượu Sochu vị nho lạ miệng
Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị một chai rượu Sochu vị nho hoặc đào, một lượng nhỏ kẹo nho, kem vị nho và nước ngọt vị nho, một ít đá viên và ly thủy tinh hoặc bình thủy tinh. Sau khi đã xong bước chuẩn bị, bạn bỏ từ từ các nguyên liệu vào ly, sau đó rót rượu vào và khuấy đều hỗn hợp vừa tạo để cho ra một ly Sochu nho chua ngọt, thơm ngon, lạ miệng.
Làm rượu Sochu dưa lưới mát lạnh ngày hè
Cách gọi chuẩn của công thức này được người Hàn truyền lại là “Ujju Ujju Melony”. Để có thể tạo ra một ly Ujju Ujju chuẩn vị, nguyên liệu cần thiết bao gồm: 120ml soju, 80ml các dòng nước có ga vị chanh, 1 que kem dưa gang hiệu Melona cùng một lượng nhỏ đá viên. Trước hết, bạn bỏ que kem đã bóc vỏ vào ly đá vừa chuẩn bị, sau đó rót rượu Sochu và tiến hành đổ từ từ cho đến khi hết lượng nước ngọt có sẵn.
Người Hàn chia sẻ bí quyết uống Sochu chuẩn
Rượu Sochu sẽ ngon hơn gấp nhiều lần nếu bạn biết cách thưởng thức nó theo chuẩn phong cách người Hàn. Từ thời xa xưa, người dân xứ sở kim chi đã truyền đạt lại một số nguyên tắc mà người uống Sochu cần nắm để tận hưởng hương vị của rượu theo cách ngon nhất, vẫn có thể thể hiện phong cách người Hàn cho dù bạn đang ở bất kỳ quốc gia nào khác.
Quy tắc rót rượu Sochu chuẩn Hàn Quốc
Trên bàn tiệc, nếu như rượu Sochu được sử dụng làm loại rượu chính của ngày hôm đó thì người Hàn sẽ áp dụng quy tắc rót rượu đặc trưng. Quy tắc này được truyền lại như sau: hãy rót đầy ly cho người khác trước khi rót cho mình, luôn chú ý rót rượu cho người lớn tuổi hơn bằng hai tay, rót đầy ly rượu. Đặc biệt, nếu uống rượu trước mặt người lớn, bạn bắt buộc phải quay mặt sang hướng khác.
Uống đến giọt rượu cuối cùng
Không như các loại rượu truyền thống của Việt Nam, khi uống Sochu, bạn cần thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, nhà sản xuất rượu bằng cách không bỏ rượu thừa trong ly. Người uống bắt buộc phải uống đến giọt cuối cùng, không để sót bất kỳ giọt rượu nào trong ly
Uống rượu Sochu có say không?
Nhìn chung, đa số các loại rượu Sochu được bày bán hiện nay đều được chưng cất với nồng độ cồn vừa phải, trung bình phổ biến ở mức 20%, phụ thuộc vào từng loại rượu nhất định. Trong đó, nồng độ cồn thấp nhất là 12% cho dòng Sochu hương nho và dao động dưới 20% cho các dòng rượu Sochu trái cây.
Với nồng độ cồn ở mức tương đối thấp, những người không thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn vẫn có thể an tâm uống rượu Sochu bởi nếu uống ở một lượng vừa phải (vào khoảng 4-5 shot rượu nhỏ), bạn sẽ không thể say. Còn nếu bạn đã quen với đồ uống có cồn thì Sochu không phải là loại rượu đủ để có thể đánh gục được bạn.
Rượu Sochu có đắt không? Mua Sochu ở đâu uy tín?
Mức giá trung bình của một chai rượu Sochu sẽ rơi vào khoảng 70.000 đến 1.000.000/chai tùy thuộc vào hương vị và từng loại rượu khác nhau. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hiện nay, mức giá trung bình của một chai Sochu truyền thống và Sochu hoa quả thuộc vào phân khúc tầm trung, không vượt quá 100.000/chai.
Rượu Sochu được bày bán rộng rãi tại các siêu thị lớn trên toàn quốc, hay thậm chí là tại các cửa hàng tiện lợi như Circle K, 7 eleven, GS25,…. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tất cả hương vị của dòng rượu này ở các địa điểm kể trên. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tại một số cửa hàng, bạn cần xuất trình giấy tờ tùy thân chứng minh mình trên 18 tuổi để được chấp thuận mua bán rượu.
Có thể bạn quan tâm:
- Rượu táo mèo – Công dụng và cách ủ rượu thơm ngon, đúng chuẩn
- Rượu mai quế lộ – [Tổng hợp] những công dụng đặc trưng
Tổng kết chung
Rượu Sochu có vị cay nhẹ của gạo lên men kết hợp với mùi thơm nhẹ của các loại trái cây, tạo nên mùi hương đặc trưng cho người sử dụng ngay từ lần uống đầu tiên. Với nồng độ cồn không quá cao, phù hợp cho những người có tửu lượng thấp thì Sochu đích thị là loại rượu “chân ái” cho mọi bữa tiệc.