Người ta thường dựa theo nhiều tiêu chi để phân loại cây ba kích, chẳng hạn như theo màu sắc, nguồn gốc… Ba kích có mấy loại là câu hỏi rất nhiều người quan tâm và bài viết sẽ giúp bạn sáng tỏ thắc mắc này.
Ba kích từ lâu là loại dược liệu được nhiều người dùng săn đón. Với khả năng đem đến hàng loạt tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn còn một số thắc mắc về vấn đề có mấy loại ba kích.
Bạn hãy cùng theo dõi ngay thông tin chia sẻ được bài viết dưới đây tổng hợp. Từ đó, đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất theo nhu cầu khi cần thiết.
Đặc điểm hình thái cây ba kích
Cây ba kích có nhiều tên gọi khác nhau theo từng khu vực. Phổ biến như ba kích thiên, dây ruột gà, diệp liễu thảo, chẩu phóng xì…
Có thể bạn quan tâm:
- Những lợi ích của rượu ba kích đối với sức khỏe nam giới
- Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn
- Giải đáp băn khoăn về thời gian rượu ba kích ngâm bao lâu thì uống được
Trong tự nhiên, loại cây này mọc nhiều ở các khu rừng thứ sinh, xen lẫn cây bụi trên nương rẫy. Thấy thấy nhiều tại khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ.
Ngày nay, ngoài ba kích mọc hoang, các vùng chuyên canh trồng dược liệu cũng đã hình thành. Người ta trồng ba kích quy mô lớn, phục vụ cho nhu cầu người dùng và chiết xuất dược liệu công nghiệp.
Cây ba kích sống tuổi đời nhiều năm, mọc dạng thân leo quấn. Lá cây thuôn nhọn hình mác hoặc bầu dục, phiến lá cứng, cuống ngắn, mọc đối nhau.
Ở gân và mép lá có nhiều lông mịn, lớp lông sẽ ít đi khi về già. Màu lá non xanh, theo thời gian càng già màu chuyển trắng mốc, lá khô màu nâu tím.
Hoa ba kích nhỏ, tập trung tán đầu cành. Lúc mới nở màu trắng, dần ngả vàng, tràng hoa gắn liền phía dưới thành ống ngắn. Quả ra hình cầu màu xanh, chín có màu đỏ cam.
Rễ củ ba kích dài, ngoằn ngoèo, kích thước chỗ nhỏ, chỗ phình to không đồng đều, chia nhiều đoạn thắt ngắn. Vỏ bên ngoài củ màu vàng từ nhạt đến sẫm. Chất thịt bên trong màu hành tím hoặc trắng trong, hồng nhạt tùy từng loại.
Trong các bộ phận cây ba kích, mọi thành phần quan trọng đều tập trung ở bộ rễ củ. Vì thế, củ ba kích được sử dụng để làm thuốc, góp mặt trong hệ thống dược liệu phong phú tại Việt Nam.
Đến thời điểm thu hoạch, người ta lấy dụng cụ (xẻng, cuốc) đào xung quanh gốc cây một cách cẩn thận. Bộ rễ củ ba kích được thu trọn, đem về rửa sạch, sơ chế bỏ lõi trước khi chế biến. Dược liệu có thể dùng tươi hay khô đều cho hiệu quả tốt.
Giải đáp thắc mắc có mấy loại ba kích
Khi nhu cầu sử dụng rượu ba kích tăng cao, đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều cơ sở cung cấp. Mặc dù đem đến cho người dùng đa dạng chọn lựa. Nhưng để đưa ra được quyết định đầu tư cuối cùng quả thực không hề đơn giản.
Thực tế, ba kích làm dược liệu trên thị trường được phân chia thành nhiều loại khác nhau.
Bởi thế, muốn đảm bảo chất lượng ba kích khi mua, đạt được hiệu quả như mong muốn. Bạn nhất định đừng quên trang bị kiến thức hữu ích được bật mí tiếp theo sau đây.
1, Phân loại ba kích theo nguồn gốc
Nguồn gốc của ba kích gồm có loại mọc tự nhiên và loại được trồng. Giữa chúng sẽ có sự khác biệt nhất định mà bạn cần nhận biết.
Ba kích rừng:
Cây dược liệu sinh trưởng trên địa hình đất đai, khí hậu khắc nghiệt. Chúng thường trú ẩn ở dưới những tán lá nhiệt đới rộng, sống leo bám. Người ta thường bắt gặp nhiều tại khu vực trung du, miền núi phía Bắc.
Củ ba kích rừng kích cỡ không đều, chỗ thân to, nhỏ, chia nhiều đốt thắt đoạn. Vỏ bên ngoài sần sùi, màu sẫm hơn loại ba kích trồng.
Từ tính chất đặc điểm phát triển mà ba kích rừng khá cứng. Bẻ ra bên trong thịt ít mọng nước, lõi tâm dai, thịt dễ bị vụn khi sơ chế bỏ lõi.
Dù không được chăm sóc kỹ lưỡng, nhưng củ ba kích rừng lại có hương vị thơm ngon. Khi toàn bộ tinh hoa đất trời được hội tụ ở bộ rễ, đã mang đến cho dược liệu chất lượng tuyệt vời, chứa đựng nguồn dưỡng chất đặc biệt.
Xuất phát từ lý do kể trên, ba kích rừng được săn đón hơn cả. Nhờ vào hiệu quả chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh ấn tượng.
Ba kích trồng:
Kích thước củ ba kích trồng to hơn so với ba kích rừng, hình dáng cũng ngắn và ít chia thắt đoạn. Bên ngoài vỏ có màu vàng nhạt, nhẵn nhụi, chất thịt bên trong mọng nước nhờ được chăm sóc cẩn thận. Lõi tâm ba kích mềm, dễ sơ chế.
2, Phân loại ba kích theo màu sắc
Ba kích phân chia theo màu sắc có loại màu tím và trắng. Tuy giữa chúng không có nghiên cứu về sự khác biệt chất lượng. Nhưng ba kích tím được ưa chuộng hơn cả, nhờ màu sắc bắt mắt, hương vị độc đáo khi đưa vào chế biến.
Ba kích tím màu vỏ vàng sậm, bẻ ra thịt bên trong màu ngả tím. Sử dụng để sắc thuốc hoặc ngâm rượu sẽ chuyển màu tím sậm.
Trong khi đó, ba kích trắng có màu vỏ vàng nhạt. Chất thịt màu trắng trong hoặc hanh hồng, khi dùng sẽ chuyển màu rất nhạt.
3, Phân loại ba kích theo hình thức sơ chế
Quá trình tìm kiếm lời giải đáp cho mối băn khoăn có mấy loại ba kích, bạn sẽ được người bán hàng giới thiệu theo hình thức sơ chế. Bao gồm loại đã rút lõi hoặc chưa, ba kích tươi hay khô.
Các cách phát huy tác dụng ba kích làm thuốc hiệu quả nhất
Sau khi đã chọn được loại ba kích chuẩn chất lượng theo nhu cầu. Giờ là lúc bạn hãy tham khảo ngay hướng dẫn các cách sử dụng hiệu quả. Phát huy tối ưu tác dụng dược liệu mang lại đối với sức khỏe cơ thể.
1, Trị liệt dương
Bài thuốc 1: Ba kích, đỗ trọng, phục linh, ngũ vị tử, ích trí nhân, sơn dược, thỏ ty tử, ngưu tất, sơn thù, xà sàng tử, tục đoạn, viễn chí, lượng bằng nhau (30g). Thêm vào đó 60g nhục thung dung rồi đem tán bột mịn.
Trộn mật cùng hỗn hợp để làm hoàn. Ngày uống vào lúc đói, liều lượng 12-16g.
Bài thuốc 2: Bạn chuẩn bị ba kích 12g, thục địa 16g, nhân sâm 8g, ngũ vị tử 6g, mỗi vị 12g gồm long cốt, nhục thung dung. Tất cả tán thành bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 12g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2-3 lần.
2, Bổ thận, tráng dương
Bài thuốc 1: Bạn sử dụng 30g ba kích đem hầm cùng 300g thịt trai, thêm ít gừng tươi và gia vị. Đun trên bếp lửa nhỏ khoảng 3 giờ đồng hồ cho chín nhừ. Ăn khi còn nóng cùng với cơm nóng.
Bài thuốc 2: Chuẩn bị 60g mỗi vị ba kích và cam cúc hoa, 30g câu kỷ tử, 46g thục địa, thục tiêu 30g. Tán bột đều rồi cho vào ngâm cùng 3 lít rượu.
Đậy kín nắp, bảo quản nơi thoáng mát từ 2-3 tháng là dùng được. Uống vào lúc đói, ngày 2 lần, mỗi lần 15-20ml.
3, Trị đau lưng, mỏi gối, đau xương khớp do thận hư
Bài thuốc cần 18g mỗi loại ba kích, thạch hộc, ngưu tất, 20g đương quy; mỗi vị sinh khương, khương hoạt đều 27g, tiêu 2g. Toàn bộ nguyên liệu bạn cho vào nồi, thêm 2 lít rượu, đây vung nấu chừng 1 giờ đồng hồ.
Hoàn thành, bắc ra ngâm nước chờ nguội. Chia uống ngày 3 lần, mỗi lần chừng 15-20ml.
4, Chữa thận hư hàn, đi tiểu nhiều, chán ăn, bụng trướng
Bài thuốc 1: Mỗi thứ ba kích, nhục thung dung, phụ tử, lộc nhung, thục địa, thạch hộc, lượng đều 30g.
Kết hợp chỉ xác, mẫu đơn, hoàng kỳ, bạch linh, mộc hương, nhân sâm, ngưu tất. Quế tâm, sơn thù, thự dự, phúc bồn tử, tân lang, tục đoạn, tiên linh tỳ, xà sàng, viễn chí. Tất cả mỗi vị 22g.
Bạn đem tán bột mịn hỗn hợp nguyên liệu, trộn mật làm hoàn. Hàng ngày uống lúc đói cùng rượu nóng, lượng 16-20g.
Bài thuốc 2: Cần có ba kích, thiên hùng, thục địa, thỏ ty tử, nhục thung dung, tục đoạn, trầm hương, mỗi thứ 30g.
Thêm bạch linh, bá tử nhân, ngưu tất, đỗ trọng, phòng phong, ngũ gia bì. Thạch hộc, thạch long nhuận, phúc bồn tử, thạch nam, thự dự, tỳ giải, xà sàng, viễn chí, đều lượng 22g và 40g thiên môn.
Khi đã tán bột dược liệu, bạn trộn cùng mật làm thành hoàn. Ngày uống 16-20g với rượu vào lúc đói.
5, Trị huyết áp cao
Những người bị huyết áp cao, dùng 12g đều mỗi loại ba kích, tiên mao, đương quy, tri mẫu, dâm dương hoắc, hoàng bá.
Sắc với 600ml lấy đến khi còn 200ml, chia uống hết trong ngày thành 3 lần. Áp dụng kiên trì khoảng 3 tháng để khắc phục tình hình.
6, Chữa kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh
Bài thuốc được chế biến từ 120g ba kích, 20g lương khương, thanh diêm 80g, tử kim đằng 640g, ngô thù du 160g, nhục quế 160g (bỏ vỏ).
Sau khi tán bột mịn hỗn hợp, bạn dùng rượu hồ làm hoàn cỡ hạt đậu. Hàng ngày uống cùng rượu pha muối nhạt, liều lượng 20 hoàn/ngày.
7, Trị chứng đi tiểu không tự chủ
Bạn chuẩn bị đều 60g cho mỗi thứ gồm ba kích, nhục thung dung, sinh địa. Lượng 40g đối với sơn dược, tục đoạn, tang phiêu tiêu, thỏ ty tử.
Cần có thêm 20g mỗi loại dược liệu với long cốt, quan quế, sơn thù du, ngũ vị tử, phụ tử. 4g lộc nhung, 16g viễn chí, 12g đỗ trọng (đã sao vàng ngâm rượu).
Toàn bộ nguyên liệu được đem đi tán bột mịn, làm hoàn lượng 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.
8, Trị mặt trắng nhạt, mạch yếu
Người dùng tán bột các loại dược liệu gồm: Ba kích, bạch long cốt, hồi hương (đã sao vàng), nhục thung dung (tẩm rượu). Phúc bồn tử, bạch truật, cốt toái bổ, mẫu lệ, ích trí nhân, thỏ ty tử, nhân sâm. Lượng tất cả đều 40g/vị.
Có thể bạn quan tâm:
- Rượu Gin là gì và các dòng rượu nổi tiếng của Gin
- Remy Martin giá bao nhiêu – cách thưởng thức rượu chuẩn nhất
9, Cải thiện tình trạng lưng đau, chân tay tê mỏi ở người già
Bạn đem tán nhuyễn ba kích, thỏ ty tử, nhục thung dung, đỗ trọng, xuyên tỳ giải, mỗi loại 30g. Luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g cùng nước ấm, uống 2-3 lần/ngày.
Lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi dùng ba kích
Ba kích đóng vai trò quan trọng trong quá trình bồi bổ, chăm sóc sức khỏe người dùng. Song một số đối tượng không nên dùng như người âm hư hỏa vượng, bị huyết áp thấp, người xơ gan, mắc bệnh về mắt và tim…
Dược liệu được coi là “thần dược” của phái mạnh, chức năng tăng cường sinh lý. Dù thế, nếu nam giới khó xuất tinh, ít tinh dịch, tinh trùng chết không được khuyến khích dùng ba kích.
Ba kích chất lượng đảm bảo phát huy tác dụng tốt
Ngoài việc tìm mua ba kích tại cơ sở cung cấp đáng tin cậy để yên tâm về chất lượng. Bạn còn cần chú ý đến việc sơ chế bỏ đi tâm lõi ba kích trước khi chế biến nhằm đảm bảo sự an toàn.
Phần lõi ba kích không chứa dược chất, không mang tác dụng chữa bệnh. Lại có vị chát làm mất đi hương vị thơm ngon của bài thuốc.
Ngoài ra, hoạt chất carbohydrates và rubiadin được tìm thấy trong lõi củ ba kích ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng kéo dài người dùng dễ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh…
Đến đây, hy vọng bạn đã biết được có mấy loại ba kích theo sự phân loại chuẩn xác nhất. Chúc bạn chọn mua và sử dụng hiệu quả dược liệu đối với tình hình sức khỏe cụ thể.
Tổng hợp: ruoungon247.net