Rượu cần mang đặc trưng của vùng Tây Nguyên. Nếu ai đã từng đến đây mà chưa thử loại rượu này thì sẽ cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Vậy loại rượu này được làm từ những nguyên liệu gì? Cách làm như thế nào? Mùi vị của chúng ra sao? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về rượu cần
Rượu cần là một trong những đặc sản của các dân tộc thiểu số tại vùng Tây Nguyên. Rượu sẽ được ủ trong hũ và bình và khi uống cần sử dụng vòi bằng tre, trúc thông lỗ để hút. Đây là loại rượu được sử dụng trong dịp tế lễ quan trọng, hội làng hay tiếp khách quý.
Rượu cần còn có tên gọi khác nữa là Nơm Yăng gọi theo người Mnông, Tơ Nơm tiếng K’ho Tpei ché của tiếng Jarai. Loại rượu này sẽ xuất hiện ở một số dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây Bắc hay Tây Nguyên.
Nguyên liệu của món rượu cần
Để có thể tạo ra bình rượu cần ngon và đậm vị thì khâu chọn nguyên liệu sẽ vô cùng quan trọng. Nguyên liệu chính của món này sẽ bao gồm: Men rượu, Cái rượu, Chum rượu và Cần tre.
- Men rượu sẽ là nguyên liệu chính trong món đồ uống này. Chúng sẽ vô cùng độc đáo được làm từ tinh dầu lá rừng hoặc một số loại thuốc bắc, gừng, riềng…
- Cái rượu là một nguyên liệu không thể thiếu trong bình rượu. Chúng được làm từ những nguyên liệu phổ biến đối với các dân tộc như sắn, ngô, hạt dĩ, gạo tẻ, gạo nếp,… Vì thế mà rượu sẽ có vị ngon ngọt, rất riêng.
- Chum hay bình rượu sẽ được sử dụng để ủ men rượu. Với mỗi dân tộc họ sẽ sử dụng một loại bình với các tên gọi và màu sắc khác nhau.
- Cần tre/trúc được đục thông lỗ và dài một mét đã được hơ qua lửa và uốn cong để có thể dễ dàng hút rượu từ bình lên.
Cách làm rượu cần phổ biến, thơm ngon
Như chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn, rượu cần là đặc sản tại các vùng núi của dân tộc thiểu số. Tuy có tên gọi chung thế nhưng mỗi dân tộc sẽ có những công thức và cách làm rượu riêng. Hãy cùng theo dõi xem những cách làm phổ biến đó là gì nhé:
Cách làm rượu cần của những dân tộc vùng núi phía Bắc
Một trong những dân tộc phổ biến tại vùng núi phía Bắc đó chính là dân tộc Thái. Cách làm rượu của họ rất cầu kỳ. Men rượu chủ yếu được làm từ lá và quả trên rừng còn được gọi là men lá. Nguyên liệu phổ biến sẽ là bơ, mắc cái, riềng, lá trầu, ớt…
Tất cả những nguyên liệu đó đều sẽ được giã nguyễn để trộn với gạo tấm. Sau đó nắn thành những miếng nhỏ như bánh rán và mang đi ủ với rơm. Họ sẽ ủ trong vòng khoảng 15-20 ngày, cho đến khi chúng bốc mùi lên thì mang phơi trên gác bếp đến khi khô. Đến khi nào cần sử dụng thì sẽ mang đi giã nhỏ và trộn với rượu. Mỗi mẻ sẽ sử dụng khoảng 7-9 bánh.
Cái rượu sẽ được làm từ vỏ sẵn đã khô, ngâm ở suối cho hết mùi bồ hóng và những độc tố không tốt trong sắn. Sau khi phơi đã khô cần trộn với trấu và hấp cho chín và đổ ra để nguội và đổ men đều từng lớp.
Sau đó ủ bằng lá, nếu thấy rượu bốc men thì bỏ vào chum, bình và lấy lá bịt kín. Sau khi đã được ủ khoảng 25-30 ngày sẽ uống được. Nếu như để bình đó càng lâu thì rượu sẽ càng ngọt. Ngoài việc sử dụng sắn khô thì họ sẽ có thể sử dụng ngô hay củ dong riềng để làm cái rượu.
Cách làm rượu cần của những dân tộc ở vùng Tây Nguyên
Cách làm rượu cần ở của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên sẽ khác với vùng núi phía Bắc. Cách thực hiện của họ đơn giản hơn. Họ sẽ sử dụng gạo, sau đó nấu thành cơm và trộn ngay với trấu, phơi khô.
Men rượu của họ sẽ được làm từ vỏ cây Hiam đã được lấy trong rừng và trộn với bột ớt, gừng, riềng, gạo. Và một số lá cây hay rễ cây khác, nước và nắn thành bánh nhỏ và tiếp tục phơi khô.
Sau đó khoảng 10 – 15 ngày lại giã ra và phơi trên nia. Có thể trộn thêm trấu và đổ vào bình. Nên ủ khoảng 1 – 2 ngày, bịt kín bằng lá chuối. Ủ một tháng có thể uống. Đến khi uống cần lót một lớp lá chuối tươi và đổ nước lã vào đầy bình để uống. Sau khi uống hết một lượt có thể đổ thêm tiếp để uống.
Cách uống rượu cần chuẩn nhất
Cách làm rượu cần mỗi khu vực đều có sự khác nhau thế nhưng cách uống sẽ tương tự nhau. Cách uống rượu này sẽ vô cùng độc đáo và mang đến những sự thích thú cho người lần đầu tiên thưởng thức. Để có thể hưởng thụ được trọn vẹn hương vị của rượu cần các bạn cần phải làm theo những thao tác này:
Vệ sinh sạch sẽ cần hút
Đây sẽ là bước đầu tiên và rất quan trọng, cần phải vệ sinh sạch sẽ cần hút. Nên bỏ cần hút vào xô và rửa sạch 2 đầu hút, đun nước sôi để rửa lại và đổ nước xem cần có thông không. Như thế sẽ loại bỏ được hết những vi khuẩn trên cần.
Cắm đầu cần vào chum
Muốn uống rượu trước tiên phải cắm một đầu cần vào chum. Nhưng trước đó các bạn cần phải bóc lớp ni lông ở miệng bình ra và cắm một số ống cần trên đó. Cần phải cắm thật sâu vào đấy chum để hút sạch rượu cần rồi mới đổ một lượt mới vào.
Đổ nước lọc vào chum
Các bạn có thể sử dụng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vào chum cho ngấm trước rồi mới uống. Hoặc một loại nước khác nữa cũng vô cùng thơm ngon đó chính là nước dừa, chúng sẽ mang đến một hương vị rất khác biệt đấy nhé.
Thưởng thức rượu cần thơm ngon
Sau khi đã thực hiện hết những thao tác trên thì đã đến giờ thưởng thức món rượu đặc sản này. Món rượu này nhiều người thưởng thức cùng sẽ giúp hương vị trở nên hạnh phúc hơn. Sau khi hút xong một lượt có thể thêm nước để uống tiếp cho đến khi cảm thấy nhạt thì dừng.
Chum rượu cần có thể giữ trong bao lâu?
Nhiều người dùng thắc mắc không biết rằng một bình rượu cần khi mang về có thể để trong bao lâu. Nếu như các bạn đã mở nắp và đổ nước vào thì nên sử dụng ngay sẽ có hương vị ngon nhất. Còn không có thể để trong 2-4 ngày, nhưng cũng không thể để trong một thời gian dài, rượu cần sẽ có vị chua và uống vào có thể sẽ bị đau bụng.
Tìm hiểu văn hóa rượu cần của các dân tộc thiểu số
Trên các vùng dân tộc thiểu số, hầu như nhà nào cũng sẽ có một chum rượu cần trong nhà. Chiếc cần sẽ chỉ cao khoảng 1 mét đối với gia đình bình thường còn đối với nhà rông sẽ cao đến tận nóc. Trên đầu của những cây cần đó sẽ có những hoa văn trang trí mang nét văn hóa của dân tộc đó.
Rượu cần sẽ được khui nắp trong những dịp lễ quan trọng hay mang ra để đãi khách quý. Thường thì chủ nhà sẽ là người mở chum và đọc những lời chúc. Họ sẽ uống đầu tiên và trao cần cho khách. Người dân tộc Ê đê và Mnông sẽ chỉ sử dụng một cần để uống, vì thế cần sẽ được trao theo thứ tự.
Có thể theo thứ tự nữa uống trước hoặc chủ nhà uống trước rồi đến khách. Nhưng cần rượu sẽ không bao giờ được thả ra mà lúc nào cũng cầm trong tay. Một khi thả cần rượu ra sẽ là hành động thất lễ.
Nhưng với người Mường, Mai Châu, Hòa Bình sẽ có nhiều cần, bởi vì họ có nét văn hóa càng đông càng vui. Nhưng cần không được bắt chéo nhau. Bao giờ người chủ nhà hay có quyền lực ra hiệu mới dừng lại, ai mà bỏ dở giữa chừng cũng sẽ thất lễ.
Có thể bạn quan tâm:
- Rượu Chivas 18 là gì? Nguồn gốc và các phiên bản của rượu
- Rượu Vodka – Loại rượu mạnh dành riêng cho giới thượng lưu
Kết luận
Qua những thông tin tìm hiểu về rượu cần ở trên chắc các bạn cũng sẽ cảm thấy rất thú vị đúng không. Đây là một món đồ uống đặc sản của các vùng dân tộc thiểu số. Không những thể hiện nét văn hóa đặc trưng mà còn biểu thị cho tinh thần hiếu khách của họ. Nếu như bạn đặt chân đến các vùng đất này nên thưởng thức chúng để tận hưởng hết không khí ở đây nhé.