Rượu gạo là một thức uống thường gặp trong đại đa số gia đình người Việt nam, là thành phần không thể thiếu làm dậy vị các món ăn kèm trong những bữa cơm gia đình hàng ngày. Bên cạnh đó thức uống này còn có nhiều công dụng khác như bổ sung thêm nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tốt trong việc an thần, chữa trị mất ngủ được sử dụng theo liều lượng thích hợp.
Lịch sử hình thành thức uống rượu gạo
Rượu gạo hay rượu nếp được biết đến là một trong những loại rượu xuất hiện từ lâu đời từ các nước có nguồn gốc Châu Á. Với thành phần chính của rượu được lên men từ nếp có mùi thơm nồng, vị cay nhẹ là những hương vị đặc trưng khi sử dụng rượu thành phẩm tạo ra một thứ nước thơm ngon. Chính vì thế mà rượu gạo được sử dụng rất phổ biến trong mọi gia đình.
Thành phần chính của loại rượu gạo
Thành phần chính của rượu chính là lúa nếp sở hữu một hàm lượng giá trị dinh dưỡng trong bản thân mỗi hạt nếp rất cao. Nếu biết cách sử dụng phối hợp với nhiều dược liệu khác thì rượu nếp sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc phục hồi sức khỏe, sinh lực có giá trị hữu ích cho cả nam giới lấn nữ giới khi sử dụng.
Có bao nhiêu loại dòng rượu gạo nổi tiếng?
Ở Châu Á xuất hiện hai dòng rượu gạo nổi tiếng xuất xứ từ Việt Nam thường được làm từ nếp có màu sắc trong suốt đặc trưng, và một loại xuất xứ từ Hàn Quốc thường được ăn kèm với các loại bánh gạo cay và có màu đục giống màu của sữa. Tất cả đều có hàm lượng chất dinh dưỡng hầu như sẽ tương đương nhau chỉ hơi khác thành phần chế biến, tạo ra sản phẩm.
Thương hiệu rượu gạo truyền thống Việt Nam
Việt Nam được thế giới biết đến là một quốc gia xuất khẩu lúa gạo với sản lượng lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó từ thời xa xưa nhờ vào sự cần cù và sáng tạo mà thế hệ trước đã biết tận dụng triệt để nguồn lợi vốn có sáng tạo ra một thức uống đặc mang hương vị đặc trưng của làng quê Việt nam.
- Thương hiệu rượu gạo được làm tại Việt Nam có thành phần chính từ gạo nếp cẩm, nếp hương hay nếp cái hoa vàng. Tùy theo mỗi vùng miền và thổ nhưỡng của mỗi địa phương mà tạo ra rất nhiều hương vị độc đáo. Để nấu được rượu thành phẩm thì khâu tuyển lựa nguyên liệu là quan trọng nhất do đó khi thưởng thức rượu vị sẽ không gắt như được sản xuất công nghiệp.
- Đa số rượu gạo tại Việt Nam được nấu và lên men theo phương pháp rất thủ công được truyền từ đời này sang đời sau tiếp nối nhiều thế hệ trong gia đình. Đặc biệt chúng ta có thể thường gặp ở những miền quê hay vùng núi cao rượu được sản xuất ra có vị nhẹ cay nồng đặc trưng, hậu vị khi uống vào sẽ hơi ngọt thanh.
- Theo nghiên cứu rượu gạo được sản xuất theo phương pháp thủ công có những công dụng tích cực, giảm thiểu các loại bệnh về rối loạn đường tiêu hóa. Kết hợp với những bài thuốc nam hay thuốc bắc chữa bệnh cho con người như rượu ngâm gừng, chuối, hà thủ ổ hay cả nhân sâm đều có thể kết hợp tạo ra công dụng tuyệt vời.
Công thức đặc chế rượu gạo nổi tiếng
Để có được những lít rượu gạo thành phẩm hội tụ đầy đủ hương vị đặc trưng thì phải bắt buộc trải qua nhiều công đoạn có phần tỉ mỉ và cầu kỳ. Các bước giới thiệu sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn quy trình để làm ra một lít rượu thành phẩm.
Bước 1: Thực hiện chuẩn bị nguyên liệu nấu rượu gạo
Chọn lựa các nguyên liệu là bước quan trọng nhất trong 4 bước, rượu có hương vị đặc trưng hay không chính là nhờ vào bước này. Tùy vào mỗi vùng miền mà có thể thêm hoặc bớt đi một số nguyên liệu gia truyền riêng.
Thành phần chính của rượu gạo chính là gạo, có thể dùng gạo tẻ hoặc nếp để nấu. Khi lựa chọn cần phải chú ý đến độ đồng đều về kích thước của mỗi hạt gạo điều này sẽ giúp cho chất lượng rượu thành phẩm được ổn định hơn.
Thành phần thứ hai là men có thể dùng men vi sinh hoặc là men của thuốc bắc. Quan trọng nhất cần phải lựa chọn địa điểm cơ chở kinh doanh men nấu rượu có chất lượng vệ sinh đảm bảo, hạn chế mua những sản phẩm không có tem nhãn.
Bước 2: Tiến hành nấu rượu gạo
Bước nấu rượu gạo được tiến hành tương tự như khi nấu cơm thủ công chỉ khác công đoạn gạo hoặc nếp dùng làm nguyên liệu chính cần phải được thực hiện ngâm trước khi nấu khoảng 2,3 tiếng mới đủ điều kiện. Bí quyết để cơm không bị nhão thì tỷ lệ nước cho vào sẽ theo công thức là 1 gạo và 1 nước.
Bước 3: Trộn men và ủ men
Cơm sau được nấu chín có thể xới ra và để nguội ở nia cơm. Tiếp theo chúng ta hãy đem xay bánh men cho nhuyễn cho đến khi cảm nhận được độ mịn, loại bỏ vỏ trấu ra bên ngoài. Khi cơm nguội hẳn thì mới rắc bột men vào cơm, đảo đều cho men thấm đều mọi bề mặt.
Sau đó ta tiền hành ủ cơm, giai đoạn này sẽ được tiền hành lần lượt 2 bước là ủ khô rồi ủ ướt.
- Ủ khô: cơm sau khi được trộn men vào những thùng có nắp đậy. Tiến hành ủ trong 4,5 ngày ta sẽ cảm thấy trong bình có mùi thơm bốc lên.
- Ủ ướt: Sau khi cơm được ủ khô ta tiến hành ủ ướt. Tiếp tục tiến hành gia tăng thêm nước vào trong thùng với tỷ lệ đặc biệt là 1kg gạo và 1,5l nước sạch.
Bước 4: Tiến hành quá trình chưng cất rượu
Đây là bước hơi tốn thời gian của bạn nếu có điều kiện thì khi sử dụng nồi điện sẽ giúp kiểm soát nhiệt động đồng đều và thời gian sẽ rút ngắn hơn nhiều so với nấu thủ công. Chưng cất rượu gạo thông thường sẽ có 3 công đoạn chính:
- Lần 1: Tiến hành chưng cất rượu lần đầu, thứ rượu này thường được gọi là rượu nhất sẽ có nồng độ cao nhất trong 3 lần chưng cất. Rượu nhất với nồng độ hơn 55 độ thường sẽ được khách hàng dùng để ngâm thêm với thảo dược hoặc ngâm với rắn, bìm bịp làm thuốc.
- Lần 2: Muốn sử dụng rượu thành phẩm ta tiếp tục tiến hành chưng cất, rượu ở bước này thường được gọi là rượu giữa có nồng độ xấp xỉ 40 độ. Ngang bước này có thể đóng thành phẩm cho khách hàng có nhu cầu cao.
- Lần 3: Để rượu gạo cân bằng giữ nồng độ và hương vị ta nên tiến hành chưng cất lần 3. Thông thường rượu chưng lần 3 sẽ được hòa chung vào rượu chưng lần 1 sẽ làm cho rượu đậm đà, thơm hơn nhiều lần.
Những công dụng hữu ích của rượu gạo
Rượu gạo được làm từ những nguyên liệu có thành phần tự nhiên những bản thân của rượu sở hữu nồng độ cồn rất cao nên nếu biết tận dụng thì có thể làm một vị thuốc bồi bổ khí huyết chống lão hóa. Ngược lại nếu sử dụng quá nhiều thành phẩm sẻ ảnh hưởng rất tiêu cực đến cơ thể con người.
Có thể bạn quan tâm:
- Rượu XO là gì? Có bao nhiêu loại XO trên thị trường?
- Rượu trái cây – Thức uống phổ biến bao đời nay của mọi nhà
Ức chế tế bào ung thư
Theo một vài đánh giá uy tín cho chỉ ra rượu gạo có chức năng ức chế những mầm mống tế bào ung thư. Tỷ lệ các chất hóa học trong rượu cũng cũng được tìm thấy như trong những loại rượu vang thượng hạng nổi tiếng khác.
Hỗ trợ tiêu hóa dạ dày
Rượu gạo có chức năng bảo vệ thành dạ dày hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Các bệnh chướng bụng khó tiêu có thể được giải quyết dễ dàng bởi thành phẩm rượu được làm thủ công.
Thông qua bài viết chi tiết về rượu gạo hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về thành phần cấu thành, các bước tạo ra rượu thành phẩm và hơn hết là những công dụng tuyệt vời mà loại rượu này đem lại.